Cùng Tranh thêu Bản Sắc Việt xem lại lịch sử, cũng như ý nghĩa xa xưa của loài mai mà cho đến tận bây giờ sức hút của nó vẫn không ngưng. Có thể nói,mai đã trở thành một biểu tượng tự nhiên cho phẩm cách của dân tộc Trung Hoa.
Mai là loại cây có nguồn gốc từ Trung Hoa, quả mai (mơ) có giá trị sử dụng nhất định. Nhưng trong lịch sử trồng trọt bốn nghìn năm trước, mai chủ yếu có giá trị làm cảnh. Ngoài nơi xuất xứ là Tứ Xuyên, các vùng như núi La Phù thuộc vùng Đại Dữu Lĩnh của tỉnh Quảng Đông, núi Cô sơn tại Tây Hồ, Vũ Xương, đều là những nơi phát triển mạnh.
Mai là loại cây có nguồn gốc từ Trung Hoa, quả mai (mơ) có giá trị sử dụng nhất định. Nhưng trong lịch sử trồng trọt bốn nghìn năm trước, mai chủ yếu có giá trị làm cảnh. Ngoài nơi xuất xứ là Tứ Xuyên, các vùng như núi La Phù thuộc vùng Đại Dữu Lĩnh của tỉnh Quảng Đông, núi Cô sơn tại Tây Hồ, Vũ Xương, đều là những nơi phát triển mạnh.
Mai có giá trị thưởng ngoạn rất cao, thời cổ, từ những văn nhân nho sĩ, đến người dân bình thường, ai cũng thích trồng mai, hoặc làm chậu cảnh, hoặc làm vườn cây. Hoa kinh nói: “Mai là vật quý trong thiên hạ, cho dù là người trí hay nguời ngu, người hiền tài hay kém cỏi, không ai không mến mộ hương thơm của nó, nên cho nó là thanh cao. Trước đây trong những khun vườn, chùa chiền, thường dùng những gốc mai già gầy guộc, cành lá khẳng khiu để tô điểm”. Ngay ở thời Tống đã có hai văn nhân yêu mai như tri kỷ. Họa sĩ Tống Bá Nhân đã viết cuốn “Mai hoa hỷ thần phả”, tổng cộng vẽ trăm bức hoa mai, thần thái mỗi bức một khác, đều có tiêu đề và phụ thêm một bài ngũ ngôn tuyệt cú. Thi nhân Lâm Bô thời Tống chưa từng lập gia đình, nơi ở trồng mai nuôi hạc, “lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con”, từ đó đã viết ra một tuyệt tác để đời ca ngợi vẺ đẹp của mai – “Sơn viên tiểu mai” (cây mai nhỏ trong vườn trên núi), trong đó có câu “Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển, ám hương phú động hoàng hôn” (nghĩa: Bóng cành mai thưa đâm nghiêng nghiêng trên dòng nước trong và cạn, mùi hương thoang thoảng lan tỏa trong bóng hoàng hôn), được người ta cho rằng đã lột tả được vẻ đẹp truyền thần của hoa mai. Người xưa thưởng thức mai, chú trọng tới vẻ “gầy guộc khẳng khiu” và “ cành già thế lạ”. Trước đây người ta còn cho rằng mai có “tứ quý”: “quý ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý gầy không quý béo, quý ẩn tàng không quý bộc lộ”, tức là những cây mai hiếm, già, mảnh mai, có nụ là những cây có giá trị thưởng ngoạn cao nhất.
“Hoa Kính” gọi mai là “vật quý trong thiên hạ”, còn viết rằng mai “quỳnh cơ ngọc tốt, vật ngoại giai nhân, quần phương lãnh tụ” (xương thịt bằng quỳnh bằng ngọc, là giai nhân ngoài sự vật, là lãnh tụ của các loài hoa). Vì vậy, mai thường được dùng để ví với người đẹp, hoặc thường có liên quan tới phụ nữ. Các vở kịch, tiểu thuyết thời Nguyên Minh gọi nô tì là “Mai Hương”, “mai hương” phần lớn là những thiếu nữ xinh đẹp, giống như những cành mai có nụ chớm nở đang tỏa hương; những cành hoa mai mỏng manh gầy yếu, lại giống như thân phận gặp nhiều sóng gió. Tranh cát tường có “trúc mai song hỷ”, là hình vẽ trúc, mai và hai con chim hỉ tước, trúc là chống, mai là vợ, dùng để chúc phúc tân hôn.
Mai nở hoa khi mùa đông qua xuân tới, báo hiệu một mùa xuân đang đến gần, vì vậy còn có tên gọi là hoa báo xuân. Theo truyển thuyết, có một năm vào mùa đông, Tống Thần Tông hỏi người có học vấn rất cao là Diệp Đào: “Mộc công mộc mẫu là như thế nào? “Diệp Đào đáp: “Mộc công là tùng, mộc mẫu là mai”. Đồng thời, mai báo mùa xuân, còn có ý nghĩa may mắn cát tường, nên câu đối xuân thường viết về mai, như: “Xuân hạ thu đông vi thủ; mai lý đào hạnh mai chiếm tiên” (nghĩa: mùa xuân là mùa đứng đầu trong bốn mùa xuân hạ thu đông, mai chiếm vị trí đầu tiên trong bốn loại mai mận đào hạnh). Hay như “ Từ cựu tuế kình tùng nhiễm sương tùng cánh lục; Nghênh tân xuân hàn mai ánh tuyết mai cánh hồng” (Tiễn năm cũ, cây tùng lớn thấm sương tùng càng xanh; đón xuân mới, cây mai lạnh chiếu tuyết mai càng hồng). Bức vẽ con chim hỉ thước đang hót trên cành mai gọi là “hỉ báo tảo xuân”, “hỉ báo xuân tiên”. Những đề tài tranh vẽ kiểu này được ứng dụng rất rộng rãi.
Về phẩm cách của mai, trước đây còn có thuyết “tứ đức”: “mai có tứ đức, mới đâm chồi là “nguyên” (khởi đầu) nở hoa là “hanh” (hanh thông), kết trái là “lợi” (có lợi), trái chín là “trinh” (chính bền)”. Ở đây đã liên hệ mai với “nguyên hanh lợi trinh” trong Kinh Dịch, biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của nó. Hoa mai năm cánh, tượng trưng cho ngũ phúc. Câu đối xuân trước đây có câu: “Mai khai ngũ phúc, trúc báo tam đa”. Những điều này, đều ngụ ý tăng thêm cát tường cho mai.
Về phẩm cách của mai, trước đây còn có thuyết “tứ đức”: “mai có tứ đức, mới đâm chồi là “nguyên” (khởi đầu) nở hoa là “hanh” (hanh thông), kết trái là “lợi” (có lợi), trái chín là “trinh” (chính bền)”. Ở đây đã liên hệ mai với “nguyên hanh lợi trinh” trong Kinh Dịch, biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của nó. Hoa mai năm cánh, tượng trưng cho ngũ phúc. Câu đối xuân trước đây có câu: “Mai khai ngũ phúc, trúc báo tam đa”. Những điều này, đều ngụ ý tăng thêm cát tường cho mai.
Nguồn: tranhtheubansacviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét